Chuyên gia hướng dẫn đọc kết quả sinh hóa máu

Sau đại dịch Covid - 19, người dân có xu hướng quan tâm nhiều tới các vấn đề sức khỏe. Nhiều người đi khám và được chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm khác nhau để đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe. Để trang bị cho bản thân những kiến thức bổ ích, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đất Việt Medical. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin để biết được ý nghĩa các kết quả sinh hóa máu.

Tham khảo:

Xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Có ý nghĩa gì?

Bên cạnh các xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm đo hoạt độ hay nồng độ các hóa chất trong cơ thể. Những hóa chất được các cơ quan như gan, tụy, mật, thận, tim,...tiết ra, sau đó chúng được máu vận chuyển trong thành mạch. Thực hiện xét nghiệm sinh hóa chính là xét nghiệm những chất này của cơ thể. 


Mỗi cơ quan thường tiết ra những loại hóa chất riêng biệt, ví dụ như:

  • Gan: AST, ALT, GGT

  • Thận: ure, creatinin

  • Tụy: amylase 

  • Cơ tim: CK và CK-MB


Ngoài ra, trong máu vẫn chứa những hóa chất quan trọng khác như đường (glucose, HbA1c), mỡ máu (LDL HDL, cholesterol, triglycerid), chất điện giải (Na+, Ca++, Cl-).


Kết quả xét nghiệm được thực hiện và cung cấp bởi thiết bị chuyên dụng - máy xét nghiệm sinh hóa. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân một cách chính xác nhất. Đồng thời, kết quả xét nghiệm cũng có những ý nghĩa sau:

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động các cơ quan

  • Chẩn đoán bệnh lý

  • Chữa trị bệnh hiệu quả, kịp thời

Cách đọc kết quả sinh hóa máu cho những chỉ số cơ bản



Dưới đây là những chỉ số sinh hóa cơ bản và ý nghĩa của chúng trong lĩnh vực xét nghiệm: 


1. Albumin

Nồng độ bình thường của albumin trong máu là 3.9 - 5.0 g/dl. Chỉ số này có ý nghĩa trong việc kiểm tra nồng độ protein trong máu. 


2. Bilirubin toàn phần

Bilirubin là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá mật, gan và các bệnh lý về máu. Mức bình thường của bilirubin là 0.2 - 1.9 mg/dl. 


3. Creatinin

Creatinin là chỉ số được sử dụng rộng rãi bởi giới y khoa trong việc đánh giá chức năng thận. Nồng độ bình thường đo được của creatinin trong máu nằm trong khoảng 0.8 - 1.4 mg/dl. 


4. Glucose

Cùng với HbA1c, glucose là một trong những chỉ số được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Thông thường, glucose trong máu có giá trị là 100 mg/dl. 


5. Protein toàn phần

Protein toàn phần được tổng hợp ở gan nhằm đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể. Do đó sự thay đổi của chỉ số này (so với mức bình thường là 6.3 - 7.9 g/dl) là dấu hiệu của bệnh lý gan, thận, nhiễm trùng. 


6. Cholesterol

Cholesterol là chất quan trọng cấu tạo nên màng tế bào cũng như đóng góp vào nhiều phản ứng sinh hóa khác của cơ thể, nhưng chỉ số cholesterol thường được dùng chủ yếu trong việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Bình thường, chỉ số này thường nằm trong khoảng 200 - 240 mg/dl. 


7. GGT

Cùng với ALT và AST, GGT là một chỉ số khác được dùng để đánh giá chức năng gan, ba chỉ số này đều là những enzym quan trọng do gan tiết ra. Chỉ số này có giá trị trong khoảng 7 - 32 UI/L (ở nam) và 11 - 50 (ở nữ) là an toàn. 

Những lưu ý trong xét nghiệm sinh hóa máu



Khi thực hiện xét nghiệm sinh hóa, bạn nên “bỏ túi” những lưu ý sau: 

  • Không sử dụng thuốc, nếu có sử dụng phải khai báo với bác sĩ trong quá trình thăm khám

  • Nhịn ăn từ 8 - 12 tiếng trước thời điểm lấy mẫu. Do đó, thời điểm xét nghiệm thích hợp nhất là buổi sáng sớm (sau một đêm dài không ăn)

  • Không sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào, kể cả rượu và bia

  • Hạn chế vận động mạnh


 Việc tuân thủ các lưu ý trên sẽ đảm bảo kết quả xét nghiệm đo được là chính xác nhất, thuận tiện cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả. 


Hy vọng, sau khi đọc bài viết trên của Đất Việt Medical, bạn đã biết được cách đọc kết quả sinh hóa máu và những điều nên tuân thủ khi thực hiện xét nghiệm. Cảm ơn bạn đã theo dõi, chúc bạn nhiều sức khỏe!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bật mí 3 máy xét nghiệm huyết học tự động phổ biến 2024

4 Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư mà ai cũng nên biết

Xét nghiệm máu biết được gì và có lưu ý nào trước khi thực hiện xét nghiệm máu?