Xét nghiệm máu biết được gì và có lưu ý nào trước khi thực hiện xét nghiệm máu?

Với nhiều người, xét nghiệm máu đã không còn là cái tên xa lạ mỗi khi đi khám sức khỏe. Vậy nhưng, việc xét nghiệm máu biết được gì thì nhiều người lại chưa nắm rõ. Do đó, trong bài viết dưới đây, Đất Việt Medical sẽ giúp bạn hiểu những thông tin ngắn gọn và dễ hiểu nhất về loại xét nghiệm phổ biến này nhé!

Xét nghiệm máu là gì?


Xét nghiệm máu là loại xét nghiệm giúp cung cấp những thông số sức khỏe được thể hiện qua các thành phần trong máu. Tùy vào loại xét nghiệm mà bạn thực hiện, bạn sẽ nhận được những thông số xét nghiệm khác nhau, ví dụ như: 

Xét nghiệm công thức máu: xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bạn những chỉ số về các tế bào máu như: WBC (số lượng bạch cầu), RBC (số lượng hồng cầu), HGB (lượng huyết sắc tố), HCT (dung tích hồng cầu),...

Xét nghiệm sinh hóa: xét nghiệm sinh hóa cung cấp cho bạn nhiều chỉ số khác nhau về các cơ quan và bộ phận chức năng trong cơ thể: gan (AST, GGT), thận (Ure, Cre), đường máu (Glu, HbA1c, mỡ máu, cơ tim (CK, CK-MB),...

Các thông số sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe thực tế của bạn, do đó bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn phát hiện sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm. Từ đó, các căn bệnh sẽ được chữa trị kịp thời, nhanh chóng.

Xem thêm:

Tìm Hiểu Những Loại Xét Nghiệm Máu Cơ Bản Hiện Nay!


Thực hiện xét nghiệm máu biết được gì?



Khi thực hiện xét nghiệm máu tổng quát tại những cơ sở y tế uy tín, bạn sẽ biết được những thông tin về nhiều bệnh lý nguy hiểm thông thường, trong đó có những bệnh lý sau: 

Các bệnh liên quan đến hệ tạo máu

Để biết được các bệnh này, bạn cần thực hiện xét nghiệm công thức máu, nhờ đó bạn sẽ được cung cấp những chỉ số về tế bào máu như RBC, PLT, WBC, HCT, HGB, MVC,...Tùy từng chỉ số cụ thể mà bác sĩ sẽ chẩn đoán được căn bệnh tương ứng liên quan như: bạch cầu (WBC) liên quan đến các bệnh như ung thư máu, rối loạn miễn dịch; hồng cầu (RBC) liên quan đến thiếu máu, xuất huyết; tiểu cầu (PLT) liên quan đến tụ huyết khối, máu khó đông.

Bệnh đường huyết

Xét nghiệm sinh hóa máu cho biết chỉ số Glucose và HbA1c trong máu của bạn, đây là 2 chí số phổ biến được dùng để đánh giá và chẩn đoán những căn bệnh về đường huyết, đặc biệt là tiểu đường. 

Rối loạn điện giải


Các chất điện giải như K+, Na+, Cl-,...là những chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Những chất điện giải giúp duy trì áp suất thẩm thấu, giữ cân bằng tính axit, kích thích dẫn truyền thần kinh, giữ nước cho cơ thể và nhiều vai trò khác. Trong trường hợp rối loạn điện giải (tình trạng tăng hoặc giảm bất thường các chất điện giải), cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe: mất nước, bệnh thận, bệnh gan, tăng huyết áp,...

Các bệnh về thận

Xét nghiệm máu cung cấp các chỉ số liên quan đến thận (Ure, Creatinin). Hai chất này đều được thận lọc và thải ra ngoài cơ thể, nếu xuất hiện sự bất thường trong chỉ số Ure và Creatinin thì đó là những dầu hiệu của các bệnh thận như suy thận, rối loạn chức năng thận.

Các bệnh về tim mạch và mỡ máu

Các chỉ số như CK và CK-MB là hai chỉ số phổ biến và quan trọng trong việc đánh giá chức năng cơ tim. Trong khi đó, cholesterol, triglyceride là những thông số thường dùng để đánh giá các bệnh tim khác (bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch). 

Lưu ý gì trước khi thực hiện xét nghiệm máu?


Do có những yếu tố sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm cuối cùng, cho nên trước khi thực hiện xét nghiệm máu, bạn cần lưu ý những điều sau: 

Với xét nghiệm công thức máu: xét nghiệm huyết học chỉ phân tích những tế bào máu, do đó bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm, trừ trường hợp được chẩn đoán xét nghiệm bệnh lý chuyển hóa lipid

Với xét nghiệm sinh hóa máu: xét nghiệm sinh hóa liên quan đến các chất hóa sinh trong cơ thể, do đó bạn cần nhịn ăn từ 8 - 12 tiếng trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm (thời gian phù hợp nên là buổi sáng sẽ thuận tiện nhất). Bên cạnh đó bạn cũng không nên sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia,...) hoặc là vận động mạnh, cũng như phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ khi thực hiện xét nghiệm

Như vậy, xét nghiệm máu cung cấp rất nhiều chỉ số quan trọng để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nguy hiểm. Việc chủ động tìm hiểu thông tin về “xét nghiệm máu biết được gì?” hay xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín chính là chìa khóa để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và gia đình bạn!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bật mí 3 máy xét nghiệm huyết học tự động phổ biến 2024

4 Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư mà ai cũng nên biết