Triệu chứng, những căn bệnh về máu bạn nên biết !
Những bệnh lý liên quan tới máu và bệnh lý huyết học có thể tác động trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người bệnh. Chính vì vậy việc phát hiện bệnh sớm có thể giúp người bệnh tiết kiệm chi phí cũng như kiểm soát tình hình bệnh sớm.
Những bệnh lý phổ biến về máu
Máu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống. Mỗi thành phần trong máu đều có những chức năng riêng biệt bao gồm:
- Mang oxy đến các bộ phận của cơ thể là hồng cầu
- Bạch cầu tăng khả năng chống nhiễm trùng
- Tiểu cầu có vai trò giúp cho quá trình đông máu diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết.
Nếu một trong 3 thành phần này xuất hiện sự bất thường sẽ gây ra tác động lớn tới sức khỏe của con người, thậm chí có những bệnh khó có thể chữa trị. Một vài căn bệnh về máu có thể nhắc tới như:
Thiếu máu cần bổ sung sắt
Tình trạng thiếu máu xảy ra có thể là do cơ thể không đáp ứng đủ sắt để tạo ra hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau. Đa số 50% số lượng phụ nữ mang thai, 20% phụ nữ ở trong độ tuổi sinh nở mắc chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Căn bệnh thiếu máu có ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe cũng như năng suất làm việc của người bệnh. Về lâu dài thì tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người phụ nữ mang thai như: băng huyết sau sinh, nhiễm trùng, nguy cơ mắc phải những bệnh về rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm,...
Thông thường nếu như bạn thiếu máu ở mức độ nhẹ sẽ không có tác động cũng như ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên với những trường hợp nặng hơn thì bạn sẽ cảm thấy sự mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở,...
Để có thể điều trị bệnh thiếu máu do sắt thì bác sĩ sẽ khắc phục bằng cách bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất sắt với những trường hợp nhẹ, bổ sung sắt qua đường truyền tĩnh mạch đối với những trường hợp thiếu máu nặng.
Việc điều trị bệnh thiếu máu sẽ được bác sĩ chuyên khoa tính toán vô cùng kỹ lưỡng về tình trạng của người bệnh. Do vậy ngoài việc thăm khám sức khỏe định kỳ của người bệnh nhất là những ai có nguy cơ cao về bệnh thiếu máu như phụ nữ có thai, trẻ em,...ngay khi có triệu chứng bất thường cần phải tới ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Đọc thêm:
Những lý do nên mua máy xét nghiệm huyết học của Zybio
Kinh nghiệm lựa chọn máy phân tích huyết học
Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư là gì?
Giới thiệu các chỉ số xét nghiệm tan máu bẩm sinh
Bao lâu thì xét nghiệm máu một lần?
Bệnh tan máu bẩm sinh
Đây là một căn bệnh gây ra do sự thiếu hụt trong quá trình tổng hợp huyết sắc tố. Căn bệnh này có khả năng di truyền, thường gặp cả ở nam và nữ.
Với những người mắc phải căn bệnh này ở thể nhẹ thông thường sẽ không cần phải điều trị và vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng thì dễ sẽ gặp phải những biến chứng nặng như: suy nội tiết, chậm phát triển, suy tim, xơ gan,...
Do căn bệnh này do gen nên tới hiện nay vẫn chưa có thuốc nào đặc trị hoàn toàn, do vậy người mang bệnh này ở thể trung bình cần phải truyền máu định kỳ, thải sắt và dùng thuốc gần như suốt đời. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, chất lượng cuộc sống của gia đình bệnh nhân cũng như chính họ.
Căn bệnh này tuy không thể chữa được nhưng cách phòng ngừa lại vô cùng dễ dàng đó là bạn cần thực hiện khám tiền hôn nhân và trước khi thai sản. Ngày nay với sự phát triển của khoa học thì các bác sĩ đã có thể lựa chọn được những phôi thai khỏe mạnh, ngăn chặn tình trạng khoogn sinh ra trẻ bị bệnh Thalassemia ở thể nặng.
Giảm tiểu cầu do xuất huyết
Đây là một căn bệnh do số lượng suy giảm tiểu cầu ở trong máu người bệnh. Trong đó những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này có thể nhắc tới như: người bệnh dễ bị bầm tím, chảy máu hay xuất hiện những nốt ban huyết.
Căn bệnh sẽ ở mức độ nghiêm trọng hơn thì dễ xảy ra tình trạng xuất huyết ở màng não, đường tiêu hóa, rối loạn các cơ quan khác của cơ thể.
Chứng rối loạn động máu
Mắc phải chứng rối loạn là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm vì không thể can thiệp triệt để và có nhiều nguy cơ gây tàn tật, thậm chí xấu nhất dẫn tới tử vong.
Những người mắc phải căn bệnh này sẽ bị chảy máu quá nhiều hoặc đông máu quá mức. Cụ thể bệnh nhân có thể bị cháy máu ở một số bộ phận điển hình như: nướu răng, đường tiêu hóa, cơ bắp, bàng quang,...
Song ở cạnh đó người bị căn bệnh rối loạn đông máu còn có thể bị mất ý thức, phương hướng và tổn thương não bộ do xuất huyết bởi tăng áp lực lên hộp sọ.
Thêm vào đó người bị rối loạn đông máu sẽ có khả năng cao mắc các bệnh liên quan tới khối tĩnh mạch. Tình trạng này sẽ làm xuất hiện những cục đông máu bất thường ở trong tĩnh mạch, nguy cơ bị vỡ ra bất kỳ lúc nào. Từ đó người bệnh dễ mắc nguy cơ đột quỵ, đau tim,...
Nhiễm trùng máu
Căn bệnh nhiễm trùng máu sẽ xảy ra khi người bệnh bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào máu khiến cho người bệnh có những triệu chứng rối loạn nhịp tim, sốt cao, khó thở,..
Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể bị sốc nhiễm trùng, thậm chí nặng sẽ dẫn tới tử vong.
Bệnh máu trắng
Bệnh bạch cầu hay còn gọi là ung thư máu hay bệnh máu trắng, nó là một căn bệnh nguy hiểm vô cùng do sự phát triển bất thường của những tế bào bạch cầu gây tắc nghẽn tủy xương.
Điều trị căn bệnh này thường rất tốn kém, khó khăn, diễn biến phức tạp.
Trên đây là những dấu hiệu và căn bệnh dễ mắc phải về máu, hy vọng với thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe của chính mình và người thân.
Nhận xét
Đăng nhận xét