Tìm hiểu bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch là gì?
Suy giảm hệ miễn dịch cơ thể có thể khiến mất hết hoặc giảm đi sức đề kháng với sự tấn công của những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Chính vì đó mà cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng với mức độ khác nhau, thậm chí còn đe dọa tới tính mạng.
Tìm hiểu về suy giảm hệ miễn dịch là gì?
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch sẽ tự sinh ra kháng thể hay tiêu diệt bằng các men tiêu hủy, cơ chế thực bào những tế bào lạ xâm nhập từ bên ngoài vào như virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng. Từ đó những mầm bệnh này sẽ không thể đi vào cơ thể gây bệnh được, bất cứ một nguyên nhân nào làm tổn thương tới hệ miễn dịch, làm chúng không còn đảm bảo chức năng thì được gọi chung là hội chứng suy giảm miễn dịch.
Đối với người trưởng thành, hệ thống miễn dịch được xây dựng, bổ sung qua những lần mắc bệnh theo nguyên tắc "ghi nhớ". Sau khi sản sinh ra được kháng thể thích hợp để tiêu diệt thành công một loại kháng nguyên nào đó thì cơ thể sẽ tự động ghi nhớ và đem ra sử dụng cho những lần tiếp theo nếu tác nhân đó quay trở lại. Đây được gọi là cơ chế:" miễn dịch chủ động".
Còn với trẻ sơ sinh khi mà hệ thống miễn dịch ở những năm đầu đời vẫn còn non nớt, chủ yếu được tiếp nhận từ dòng kháng thể có trong sữa mẹ. Đây được gọi là cơ chế " miễn dịch thụ động ", tuy nhiên kháng thể sẽ suy giảm nhanh chóng ngay khi bé bắt đầu cai sữa. Do vậy những mốc thời gian về sau này bé sẽ hay bị mắc bệnh hơn, chính vì vậy mà các bậc cha mẹ nên chủ động phòng chống cho con bằng cách tiêm vaccine.
Những nguyên nhân gây ra suy giảm miễn dịch?
- Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh:
Đây là loại rối loạn di truyền bị gây ra bởi những bất thường từ bộ gen để lại từ bố hoặc mẹ có suy giảm hệ miễn dịch khiến em bé sinh ra dễ mắc phải hơn những em bé khác.
Nhiều rối loạn trong việc sản xuất những tế bào miễn dịch như: bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, thiếu cả 2 loại tế bào này, khuyết thực bào,...
- Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải.
Những người bị mắc bệnh HIV/AIDS sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, bởi không như những loại virus khác, HIV ký sinh và gây tổn thương trầm trọng lên hệ miễn dịch của con người. Do đó số lượng tế bào miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không có khả năng chống lại những bệnh lý nhiễm trùng tưởng chừng rất nhẹ nhưng lại dễ bị suy kiệt sức, thậm chí là tử vong.
Dùng corticoid quá liều, thuốc hóa trị dùng trong ung thư, thuốc chống thải ghép: Những dòng thuốc này sẽ làm ức chế khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch cũng như khả năng kích hoạt xảy ra phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm.
Những người mắc bệnh lý đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy dinh dưỡng,...sẽ làm suy giảm trầm trọng số lượng các tế bào miễn dịch trong máu với cơ chế không được tái tạo, không có đủ số lượng, không hiệu quả,...
Một số biểu hiện của suy giảm hệ miễn dịch
Bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ cơ quan, hệ thống nào và có thể diễn ra cùng lúc trên nhiều hệ cơ quan, làm cơ thể bị suy sụp nhanh chóng. Những triệu chứng nhiễm trùng theo cơ quan đó là:
- Hệ hô hấp: có những triệu chứng khó thở, sốt cao, khò khè, nhiều đờm,...
- Hệ tim mạch: triệu chứng đau ngực, khó thở khi nằm đầu thấp, khi hoạt động quá sức, hồi hộp, tim đập nhanh...
- Hệ tiêu hóa: đi phân sống, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,...
- Hệ bài tiết: tiểu buốt, tiểu ra mủ, đau hông đau lưng, đau hạ vị,...
- Các bệnh về da: bóng nước, viêm loét, chảy mủ,...
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ tới bạn về căn bệnh " suy giảm miễn dịch " và những biểu hiện nổi bật. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn và gia đình có được kiến thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình.
Xem thêm:
Những thông tin cần biết về xét nghiệm máu
Xét nghiệm sinh hóa CRP là gì? Những thông tin quan trọng về loại xét nghiệm này
Chỉ số TG trong máu là gì? Chỉ số TG bình thường là bao nhiêu?
Tìm hiểu xét nghiệm huyết học mono là gì?
Nhận xét
Đăng nhận xét