Xét nghiệm sinh hóa SGOT là gì? Giúp chẩn đoán bệnh gì?

Xét nghiệm SGOT là một xét nghiệm là một xét nghiệm thường quy có thể được chỉ định khi bác sĩ muốn chẩn đoán chính xác bệnh lý về gan. Cùng với nhiều chỉ số sinh hóa khác, kết quả xét nghiệm chỉ số SGOT sẽ cung cấp cơ sở để bác sĩ tiên liệu bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Vậy cụ thể xét nghiệm sinh hóa SGOT là gì? Chẩn đoán bệnh gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Xét nghiệm sinh hóa SGOT là gì?

Gan là cơ quan thực hiện chuyển hóa một số chất quan trọng cho cơ thể, do đó gan sở hữu một hệ thống enzyme hoàn chỉnh, giúp xúc tác các phản ứng để chuyển hóa chất. Khi tế bào gan bị thương tổn, men gan sẽ tăng và chúng sẽ được giải phóng vào máu, khiến nồng độ của chúng tăng cao. Đó chính là lý do vì sao các chỉ số men là có thể giúp cảnh báo những bệnh lý về gan như hoại tử gan, viêm gan, ung thư gan, xơ gan,...

AST (Aspartate aminotransferase) hay còn gọi là SGOT (tên đầy đủ là Glutamic-oxaloacetic transamine) là một loại men Transamine, xuất hiện trong ti thể và bào tương của nhiều loại tế bào, trong đó nhiều nhất là tế bào gan, tim, cơ xương, thận,...

Tham khảo:

Mục đích xét nghiệm sinh hóa SGOT


Thông thường, xét nghiệm SGOT không được thực hiện riêng lẻ, mà sẽ được thực hiện cùng với xét nghiệm SGPT (hay ALT). Dựa vào kết quả xét nghiệm chỉ số men gan được máy sinh hóa cung cấp, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân gây tăng men gan. 

AST được phân bố trong các mô ở các cơ quan như gan, tim, nếu như nồng độ AST đo được trong huyết thanh, huyết tương đo được là cao thì có thể bệnh nhân đang mắc bệnh liên quan đến các cơ quan đó. Ngoài ra, những bệnh như xơ gan, viêm gan do virus, ung thư biểu mô di căn, cũng làm tăng nồng độ AST. Đồng thời, nồng độ AST cũng tăng cao ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Ngược lại, nồng độ AST có thể giảm ở các bệnh nhân thiếu vitamin B6 hoặc bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo. 

Giá trị tham chiếu (giá trị ở người khỏe mạnh) của SGOT là: dưới 35 UI/L ở nữ và dưới 40 UI/L ở nam. Giá trị tham chiếu của SGPT cũng gần tương đương như SGOT, nhưng tùy hóa chất và hệ thống xét nghiệm mà phòng xét nghiệm sẽ sử dụng khoảng giá trị tham chiếu khác nhau. 

Nồng độ của enzyme AST trong tế bào hồng cầu cao gấp 4 - 8 lần so với trong huyết thanh, do vậy nếu xảy ra những sai sót về kỹ thuật lấy mẫu, làm vỡ hồng cầu thì nồng độ AST xét nghiệm được sẽ tăng cao. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm tăng chỉ số AST như: Thuốc trợ tim, thuốc tiểu đường, thuốc tăng huyết áp, thuốc ngừa thai, thuốc điều trị tăng mỡ máu,...

Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa SGOT và chỉ số men gan khác tăng trên 1000 UI/L, nguyên nhân có thể tới từ đợt viêm gan bùng phát hoặc bệnh lý cấp tính - đặc trưng của các đợt viêm gan siêu vi. Lưu ý rằng, nồng độ của men gan SGPT hay SGOT không tương đồng hoàn toàn với mức độ tổn thương gan. Ví dụ như ở bệnh nhân viêm A, men gan có thể tăng tới hàng nghìn UI/L, nhưng bệnh nhân vẫn có thể hồi phục hoàn toàn, không di chứng. Ngược lại, bệnh nhân viêm gan B thường có men gan không quá cao, nhưng lại có một tỷ lệ bệnh tiến triển thành ung thư gan, xơ gan,...

Nguyên nhân gây tăng men gan

Men gan tăng cao có thể là hậu quả của những nguyên nhân sau: 

  • Bệnh gan do rượu: Nếu xét nghiệm cho thấy tỷ lệ SGOT/SGPT lớn hơn 2 và chỉ số GGT tăng, nguyên nhân có thể do rượu ethanol.
  • Viêm gan do virus C và B
  • Viêm gan do thuốc: Một số thuốc làm tăng giá trị chỉ số sinh hóa SGOT như Tetracyclin, Isoniazid, Paracetamol, Diclofenac, Phenytoin, Acid Vaproic,...
  • Bệnh gan thoái hóa mỡ
  • Bệnh WIlson
  • Bệnh gan tự miễn

Khi gan bị tổn thương, cơ thể bệnh nhân sẽ mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, xuất hiện tình trạng vàng da, tiểu đường, căng thẳng kéo dài,...Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn hãy chủ động đến cơ sở y tế uy tín để điều trị. Hiện nay, nhiều phòng khám đã sử dụng các thiết bị chất lượng như máy xét nghiệm sinh hóa EXC200, máy sinh hóa EXC400 của hãng Zybio, đem lại kết quả xét nghiệm đáng tin cậy. Do đó, bạn có thể tin tưởng khi thực hiện xét nghiệm tại những phòng khám này. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết về “Xét nghiệm sinh hóa SGOT là gì?”, đừng quên truy cập website của Đất Việt Medical để cập nhật tin tức sức khỏe mỗi ngày nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bật mí 3 máy xét nghiệm huyết học tự động phổ biến 2024

4 Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư mà ai cũng nên biết

Xét nghiệm máu biết được gì và có lưu ý nào trước khi thực hiện xét nghiệm máu?