Bật mí cách đọc hiểu các chỉ số nước tiểu cơ bản
Xét nghiệm nước tiểu là một phương pháp kiểm tra đơn giản nhưng mang lại nhiều thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe. Qua các chỉ số trong nước tiểu, bác sĩ có thể đánh giá được chức năng thận, phát hiện dấu hiệu viêm nhiễm, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa và nhiều vấn đề khác trong cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cơ bản về ý nghĩa của một số chỉ số xét nghiệm nước tiểu phổ biến.
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm nước tiểu thường gặp
SG – Tỷ trọng nước tiểu (Specific Gravity)
Phản ánh độ đặc hay loãng của nước tiểu:
- Bình thường: 1.005 – 1.030
- Cao hơn 1.030: Nước tiểu đặc – có thể do uống ít nước, sốt, tiêu chảy hoặc bệnh lý thận.
- Thấp hơn 1.005: Nước tiểu loãng – có thể do uống nhiều nước hoặc mắc các bệnh lý như đái tháo nhạt.
LEU – Bạch cầu
Đánh giá sự hiện diện của bạch cầu – dấu hiệu viêm nhiễm:
- Bình thường: Dưới 25 Leu/μL
- Tăng cao: Trên 25 Leu/μL – gợi ý nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm đường tiết niệu.
Nitrit được tạo ra bởi một số loại vi khuẩn:
- > 0.05 – 0.1 mg/dL: Gợi ý có nhiễm trùng đường tiết niệu.
pH – Độ axit/bazơ của nước tiểu
Thể hiện môi trường nước tiểu, ảnh hưởng bởi chế độ ăn, bệnh lý:
- Bình thường: 4.6 – 8
- > 9: Nước tiểu có tính kiềm mạnh
- < 4: Nước tiểu có tính axit mạnh – có thể do tiêu chảy, nhiễm toan, tiểu đường,…
GLU – Đường trong nước tiểu (Glucose)
Đường trong nước tiểu thường liên quan đến chuyển hóa glucose trong cơ thể:
- Bình thường: 50 – 100 mg/dL
- > 100 mg/dL: Có thể do đái tháo đường, viêm tụy, tổn thương thận hoặc ăn đồ ngọt trước xét nghiệm.
ERY – Hồng cầu
Bình thường nước tiểu không chứa hồng cầu:
- Bình thường: 5 – 10 Ery/μL
- Tăng cao: Có thể do viêm cầu thận, sỏi thận, nhiễm trùng, xơ gan,…
Lưu ý: không nên xét nghiệm vào kỳ kinh vì có thể làm sai lệch kết quả.
PRO – Protein
Bình thường không có hoặc có rất ít protein trong nước tiểu:
- An toàn: Âm tính hoặc từ 7.5 – 20 mg/dL
- Tăng cao: Có thể do bệnh thận, nhiễm trùng, mất nước hoặc có máu trong nước tiểu.
Đặc biệt với phụ nữ mang thai, nếu chỉ số PRO tăng cần cảnh giác với tiền sản giật, nhiễm trùng, cao huyết áp hoặc đái tháo đường thai kỳ.
ASC – Ascorbic Acid (Vitamin C)
- Bình thường: 5 – 10 mg/dL
- Tăng cao: Có thể ảnh hưởng đến kết quả các chỉ số khác, đồng thời gợi ý người bệnh có thể đang bổ sung nhiều vitamin C.
Là sản phẩm phân hủy của hồng cầu, phản ánh chức năng gan và túi mật:
- Bình thường: 0.4 – 0.8 mg/dL
- Tăng > 0.8 mg/dL: Có thể liên quan đến viêm gan, tắc mật, bệnh lý gan mật.
UBG – Urobilinogen
Một phần của bilirubin chuyển hóa:
- Bình thường: 0.2 – 1.0 mg/dL
- Tăng cao: Gợi ý có thể đang bị xơ gan, viêm gan hoặc các bệnh lý túi mật.
BLD – Máu trong nước tiểu
- Bình thường: 0.015 – 0.062 mg/dL
- Tăng cao: Có thể do viêm đường tiết niệu, sỏi, viêm bàng quang, niệu đạo,…
KET – Thể ceton
Liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo:
- Bình thường: 2.5 – 5 mg/dL
- Tăng cao: Có thể do nhịn ăn, ăn kiêng ít carbohydrate, đái tháo đường không kiểm soát hoặc nghiện rượu.
Nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi nào?
Xét nghiệm nước tiểu thường được thực hiện trong:
- Khám sức khỏe định kỳ
- Sàng lọc bệnh lý thận, đái tháo đường, nhiễm trùng tiết niệu\
- Theo dõi thai kỳ, kiểm tra dấu hiệu tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ
- Ngoài ra, nếu có những dấu hiệu sau, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra nước tiểu:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, có cảm giác mót tiểu liên tục
- Nước tiểu có màu đục, mùi lạ hoặc thay đổi bất thường
- Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân
Lời kết
Xét nghiệm nước tiểu là bước đơn giản nhưng rất hiệu quả để sớm phát hiện các bất thường trong cơ thể. Tuy nhiên, việc đọc kết quả chỉ nên mang tính tham khảo. Để có kết luận chính xác và định hướng điều trị phù hợp, bạn nên trao đổi kết quả với bác sĩ chuyên môn. Nếu được thực hiện định kỳ, xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả
Xem thêm:
Gợi ý 5+ hãng que thử nước tiểu 11 thông số uy tín
Đánh giá máy xét nghiệm nước tiểu Mission U500
Chỉ số PLT trong máu cao: Nguyên nhân và biện pháp điều trị
Nên làm xét nghiệm máu định kỳ mấy lần một năm?
Bạn có biết nhiều cơ sở cung cấp xét nghiệm miễn dịch
Nhận xét
Đăng nhận xét